Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Khái niệm về đèn vàng ở Việt Nam


- Quy chuẩn theo góp ý của tôi cũng loại bỏ từ "nguy hiểm" và việc phải làm rõ khái niệm rất mơ hồ này. 

Quy chuẩn việc phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ còn khó hiểu và nhiều kẽ hở, cơ quan quản lý cần thống nhất, giải thích rõ ràng.
Theo Quy chuẩn 41/2016 có hiệu lực từ 1/11 Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "Vạch dừng xe". Nếu không có vạch sơn "Vạch dừng xe", thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn "Vạch dừng xe", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau."

Theo tôi, quy chuẩn như trên vẫn khó hiểu và nhiều kẽ hở.

Thứ nhất, như thế nào được coi là "tiến sát đến" vạch dừng xe? Khoảng cách ấy là bao xa? Nếu được tính bằng mét, thì người điều khiển phương tiện (NĐKPT) và cảnh sát giao thông (CSGT) dùng cái gì để đo? Hay chờ khi CSGT vẫy vào, hai bên bắt đầu cãi nhau, tài xế nói đã tiến sát, CSGT lại bảo là còn cách xa?

Thứ hai, khi đèn vàng bật sáng, nếu các phương tiện phanh gấp sẽ gây nguy hiểm, do đó quy định xét đến việc "nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm..." là đúng, nhưng như thế nào được coi là "gây nguy hiểm"? Trường hợp giả định, NĐKPT cho rằng mình dừng lại sẽ gây nguy hiểm vì phía sau nhiều xe nên vượt đèn vàng, nhưng CSGT nói anh dừng lại không gây nguy hiểm, là do anh cố tình vượt... rồi phạt người ta, vậy ai sai ai đúng?

Thứ ba, "phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau", đây là một mệnh lệnh, nghĩa là nếu anh dừng lại mà nguy hiểm, anh phải đi tiếp. Tạm gác sang một bên câu hỏi "nguy hiểm là như thế nào?". Giả sử CSGT đánh giá phương tiện này không đi tiếp là nguy hiểm, nhưng NĐKPT không đi tiếp thì xử lý ra sao?
  • Bạn là một fan hâm mô của hãng Xe Mercedes ? Hãy đến ngay website An Du Mercedes  để chiêm ngưỡng những mẫu xe Ôtô Mercedes mới nhất và cập nhật những bài đánh giá chi tiết nhất!

Thứ tư, "nhanh chóng" nghĩa là gì? Nếu người già đi chậm thì có được coi là cố tình cản trở giao thông hay không? Bởi vậy, theo tôi có thể phạt nếu người dân vượt đèn vàng không đúng quy định, nhưng trước hết các điểm giao nhau phải làm đầy đủ vạch giảm tốc.

- Trong thành phố hoặc khu dân cư: Vạch giảm tốc cách "vạch dừng xe" hoặc đèn báo tín hiệu (sau đây gọi là "khoảng cách vạch giảm tốc") ít nhất 20 mét.

- Trong khu dân cư đông đúc, khi các đèn báo tín hiệu có khoảng cách gần (chẳng hạn có khi 2 đèn chỉ cách nhau hơn 20 mét): Khoảng cách vạch giảm tốc ít nhất 10 mét.

- Ngoài khu dân cư: Tùy giới hạn tốc độ mà đặt khoảng cách vạch giảm tốc phù hợp với tiêu chuẩn khoảng cách phanh an toàn (phải làm rõ tiêu chuẩn này, ví dụ: 90 km/h = 70 mét), nhưng ít nhất 30 mét.

Khi ấy, theo tôi quy chuẩn về đèn vàng nên như sau:

Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, NĐKPT phải cho xe dừng trước vạch sơn (vạch dừng xe). Nếu không có vạch sơn (vạch dừng xe), thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Trường hợp phương tiện đã vượt quá vạch sơn (vạch dừng xe) hoặc đèn tín hiệu theo chiều đi thì phải đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau. Trường hợp phương tiện đã vượt quá "Vạch giảm tốc" hoặc đoạn đường không có "Vạch giảm tốc" thì có thể đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.

Như vậy, quy chuẩn này đã loại bỏ được những yếu tố khó hiểu:

- Thay vì "tiến sát đến vạch dừng xe", các phương tiện căn cứ theo vạch giảm tốc, khi đèn vàng bật sáng mà đã vượt quá vạch này thì có thể đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau, "có thể", nghĩa là phanh lại hay đi tiếp tùy ở NĐKPT.

Nếu CSGT cho rằng NĐKPT vượt đèn vàng sai quy định thì phải cung cấp được ảnh chụp cho thấy đèn vàng đã bật sáng trước khi phương tiện đi đến vạch giảm tốc. Nếu đoạn đường không làm vạch giảm tốc, không có gì để làm chuẩn xem phương tiện đã "tiến sát đến vạch dừng xe" hay chưa, thì NĐKPT tự đánh giá, có thể đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau. Tất nhiên, đi kiểu gì thì đi, đã có quy định về đèn đỏ rồi, nếu NĐKPT đánh giá sai, cố gắng đi tiếp dẫn đến vượt đèn đỏ hoặc vượt quá vạch dừng xe trong khi chờ đèn đỏ thì sẽ bị phạt.


- Trường hợp đã vượt quá vạch dừng xe nhưng đúng lúc đèn vàng bật sáng, phương tiện phải đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau, điều đó là bắt buộc, không còn căn cứ theo khái niệm "nguy hiểm" nữa. Đồng thời cần quy định rõ, nếu phương tiện trong trường hợp này không đi tiếp mà dừng chờ đèn xanh thì CSGT có được phạt hay không, hay chỉ kiểm tra hành chính và nhắc nhở? Cần lưu ý trường hợp này đồng nghĩa với việc vượt quá vạch dừng xe trong khi chờ đèn đỏ.
Dòng Xe Mercedes
Bảo Dưỡng Ôtô
Thị Trường Ôtô
Thông Tin Tin Tức
Người Đẹp Và Ôtô

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét